Friday, March 28, 2008

Binh Chung Truyen Tin



Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
BINH CHỦNG TRUYỀN TIN

Tiểu sử:
Binh chủng Truyền Tin được thành lập cùng với Q LVNCH kể từ khi Quốc Gia Việt nam được Pháp trả một phần độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, để bảo vệ lảnh thổ quốc gia đương đầu với bộ đội kháng chiến do Cộng sản Quốc Tế yểm trợ .
Hồi đó, vị Tổng Tham Mưu trưởng được chỉ định là một vị tướng lảnh trong quân đội Pháp biệt phái sang quân độI Việt nam Cộng Hòa, vì vậy vị chỉ huy trưởng Viển Thông củng là một sỉ quan cao cấp trong quân đội viển chinh Pháp tại Ðông Dương .Các vị chỉ huy trưởng trực thuộc củng như các đơn vị trưởng đều là người Pháp ; đa số sỉ quan Truyền tin VN được đào tạo trong nước, ngoại trừ một số nhỏ được chọn lọc gởi đi học tại trường Truyền Tin Montargis .
Mải cho đến khi người Pháp rút khỏi Ðông Dương và trao trả trọn vẹn chủ quyền lại cho VN, nền Ðệ Nhất Cộng Hòa được thành lập và canh tân lại Quân Ðội Việt Nam, binh chủng Truyền Tin mới thật sự do người VN chỉ huy . Từ đó hầu hết các sỉ quan Truyền Tin được gởi đi Hoa Kỳ tu nghiệp để làm nồng cốt cho việc tổ chức lại hệ thống Truyền Tin theo quân đội Hoa Kỳ .

Nhiệm Vu:
Binh chủng Truyền Tin cung cấp phương tiện liên lạc nhanh chóng, liên tục và cẩn mật cho QLVNCH về diện địa củng như về chiến thuật giửa các đơn vị lưu động và các Bộ Tư Lệnh Hành Quân .
Thánh tổ Truyền Tin là là một vị Ðại thần nhà Lê, ông Trần nguyên Hản. là người đả dung chim bồ câu để thông tin từ đơn vị hành quân về hậu cứ ;vì vậy chim Bồ Câu được tiêu biểu cho Binh chủng Truyền Tin .

Tổ chức:
Ạ .Binh chủng Truyền Tin hồi thời Pháp được thành lập và tổ chức như sau :
1. Thành phần lảnh thổ:
a .Tại Trung ương : BCH Viển Thông QÐVNCH, trực thuộc Bộ TTM/QÐVNCH
-Phòng Mật Mả Trung Ương, trực thuộc BCH VT
-Trung t âm Truyền Tin TTM, trực thuộc BCHVT
-Cơ sở Vật Liệu Truyền Tin (ECMT)
-Trưòng Truyền Tin (tại Liên trường Vỏ khoa Thủ Ðức)

b. Tại Quân Khu : Bộ chỉ huy Viển Thông Quân Khu I, II, III & IV
trực thuộc BTK/QK
-Ðại đội Truyền Tin địa phương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
-TTHL Truyền Tin (CITT 1, 2, 3, 4)
-Kho Vật Liệu Truyền Tin địa phương (ERMT 1, 2, 3, 4)

c. Tại Tiểu Khu :Phòng Truyền Tin Tiểu Khu trưc thuộc Tiểu Khu,
Biệt đội Truyền Tin Tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng
a . Lử đoàn Lưu Ðộng : Ðơn vị Truyền Tin Lử đoàn Lưu Ðộng 1, 2 v.v…
-Biệt đội Truyền Tin Lưu Ðộng 1, 2 v.v…
b. Chiến dịch : Ðội Truyền Tin Chiến dịch/Hành quân .
B.

(đoạn nầy không thấy rỏ vì SEAL mực đậm quá ở trang 45, nhờ Hòa bổ túc lại)



1. Thành phần Lảnh Thổ :
a . Tại Trung Ương : Bộ chị huy Viển Thông QÐVNCH trực thuộc
Bộ TTM/QÐVNCH
-Phòng Mật Mả Trung Ương
-Tiểu đoàn 1 Truyền Tin
-Ðại đội 1 Khai Thác Truyền Tin
-Ðại đội 1 Siêu tần số
-Tiểu Nha Vật Liệu Truyền Tin (sau đổi ra Sở Vật Liệu Truyền Tin)
-Ðại đội 1 Tồn Trử trung ương(sau sát nhập lại và đổi ra ..)
-Ðại đội 1 Sửa Chửa trung ương (Tiểu đoàn 1 Tiếp Vận trung ương)
-Trường Truyền Tin Vủng Tàu

b .Tại Quân Khu :Bộ chỉ huy Viển Thông Quân Khu Thủ Ðô 1, 2, 3, 4,
trực thuộc BTL/QK
-Ðại đội Truyền Tin Ðịa Phương 1, 2, 3, 4, 5
-Ðại đội Khai Thác Truyền Tin
-Ðại đội Tồn Trử Ðịa Phương

c. Tại Tiểu Khu :Phòng Truyền Tin Tiểu Khu, trực thuộc Tiểu Khu,
Biệt đội Truyền Tin Tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng :
a . Sư dơàn Dả Chiến
-Phòng Truyền Tin SÐC 1, 2, 4, 5, 7
-Ðại đôi Truyền Tin SÐC 1, 2, 4, 5, 7

b. Sư đoàn Khinh Chiến:
-Phòng Truyền Tin SDKC 11, 12, 13, 14, 15, 16
-Ðại đội Truyền Tin SÐKC 12, 13, 14, 15, 16

c. Ðơn vị Trừ bị :
-Phòng Truyền Tin Binh chủng Nhảy Dù
-Ðại đội Truyền Tin Lử đoàn Nhảy Dù
-Phòng Truyền Tin Binh chủng TQLC
-Ðại đội Truyền Tin Liên đoàn TQLC
-Phòng Truyền Tin Binh chủng Biệt Ðộng Quân
-Ðại đội Truyền tin BÐQ

C. Cho đến khi cường độ chiến tranh lên tới cực điểm là lúc quân lực Hoa Kỳ tham chiến sau ngày cách mạng 1-11-63. binh chủng Truyền Tin lại canh tân một lần nửa để có thể làm việc song hành với ngành Truyền Tin của quân đội Ðồng Minh, đồng thời yểm trợ cho một đội quân trên 1 triệu người phối trí trên 4 vùng Chiến thuật .Bộ chỉ huy Viển Thông QÐVNCH được tổ chứa lại thành Phòng 6/TTM và Cục Truyền Tin .P6/TTM phối hợp với P.6 Không quân và P.6 Hải quân ;Cục Truyền Tin phụ trách Lục quân và Tiếp vận . Tổ chức Truyền Tin tăng trưởng như sau, kể cả các cơ sở và hệ thống do Hoa Kỳ giao lại :
1. Thành phần Lảnh Thổ :
ạ . Tại Trung Ương :
-Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu
-Cơ Quan Quản Trị Viển Liên (CMA)
-Cục Truyền Tin
-Liên đoàn 65 Truyền Tin
-Căn cứ 60 Tiếp Vận Truyền Tin
-Cơ sở Yểm Trợ vật Dụng Viển Liên (AMSF)
-Trường Truyền Tin Vủng Tàu

b. Tại Vùng Chiến Thuật :
-Phòng 6 Vùng chiến Thuật 1, 2, 3, 4
-Tiểu đoàn 610 Truyền Tin
-Liên đoàn Khai Thác Truyền Tin Ðịa Diện 65, 66, 67
-Tiểu đoàn Yểm Trợ Truyền Tin (thuộc Liên đoàn Tiếp Vận)

c. Tại Tiểu Khu
-Phòng Truyền Tin Tiểu Khu
-Biệt đội truyền Tin tiểu Khu

2. Thành phần Lưu Ðộng :
a . Sư đoàn Bộ binh :
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn 1, 2, 4, 5, 7, 9, 18, 21, 22, 23, 25
-Tiếu đoàn Truyền Tin SÐBB

b. Ðơn vị Trừ bị :
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn Nhảy dù
-Tiểu đoàn Truyền Tin Sư đoàn Dù
-Phòng Truyền Tin Sư đoàn TQLC
-Tiếu đoàn Truyền Tin Sư doàn TQLC
-Phòng Truyền Tin ……
-Ðại đội Truyền Tin ……. (phần nầy đọc không rỏ)
HỆ THỐNG :
A ………………….(phần nầy đọc không rỏ)

B. Kỷ thuật : Vô tuyến điện thoại và điện tín dung tần số AM là phương tiện chính từ Trung Ương cho tới Ðịa phương, dùng mật mả Carte SLIDEX để bảo mật . Ðiện thoại chỉ giới hạn tại các địa phương an ninh như thành phố, quận lỵ, tính lỵ mà thôi . Ðến năm 1957 điện thoại tự động được thiết lập tại Sàigòn với 4 Tổng đài Cộng Hòa, Cường Ðể, Công Tâm và Công Lý .Các đơn vị hành quân dùng các máy lưu động thuộc tầng số AM hoặc FM và điện thoại với dây dả chiến nối vào các tổng đài nho 12 hay 24 đường dây. Cho đến cuối thập niên 50 mới được viện trợ máy giai tần đơn (SSB) dung cho vô tuyến viển thoại và máy siêu tầng số .Khi quân đội Hoa Kỳ sang tham chiến thiết lập hệ thống cố định như đài Viển thông Liên Kết (ICS) dùng tần số truyền sóng xuyên chân trời (troposheric propagation) , tổng đài Tan dem. Đài giây cáp ngầm đại dương tại Ðà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang và Vủng Tàu để liên lạc giửa VN với Honolulu và Satahip . Ðó là chưa kể các máy móc khác như sensors dung trong chiến tranh điện tử .Sau Hiệp Ðịnh Paris 1973 quân đội Hoa Kỳ rút về nước đả để lại tất cả các hệ thống kỷ thuật nói trên cho Binh chủng Truyền Tin QLVNCH .

C. Tiếp Vận :
Tất cả các dịch vụ tiếp liệu và sửa chửa các vật dụng truyền tin trong quân đội dù trong Binh chủng hay thuộc Binh đoàn đều do Tiểu Nha Vật Liệu Truyền Tin, sau nầy là Cục Truyền Tin đảm trách .Hệ thống tiếp vận truyền tin được ấn định từ trên xuống dưới và từ đơn vị yểm trợ tới đơn vị được yểm trợ .Vì vậy máy móc truyền tin của đơn vị hành quân được các Biệt đội Yểm Trợ sửa chửa hoặc thay thế ngoài trận địa tới cấp 3, cấp 4 được đưa về Tiểu đoàn Yểm Trợ và cấp 5 được đưa về Căn Cứ 60 Tiếp vận Truyền Tin tân trang lại .

Kết luận :
Binh chủng Truyền Tin đả trưởng thành trong khói lửa chiến tranh từ giai đoạn sơ khai cho đến ngày trở thành binh chủng tân tiến như Binh Chủng Truyền Tin quân đội Hoa Hỳ đó là nhờ sự cố gắn và tinh thần cầu tiến của các quân nhân các cấp đả dày công học hỏi, trao dồi kỷ thuật, tôn trọng kỷ luật của QLVNCH .Trong suốt thời kỳ chiến tranh dành Ðộc Lập và bảo vệ Tự Do cho miềm Nam VN, Binh chủng Truyền Tin đả cung cấp hệ thống thông tin liên lạc hửu hiệu cho QLVNCH trong chiến dịch Hạ Lào, Mùa Hè đỏ lửa, trong chiến thắng Quảng Trị, An Lộc …; tất cả chúng ta đều hảnh diện là quân nhân phục vụ trong Binh chủng Truyền Tin, hậu thân của một Trần nguyên Hản, đại thần nhà Tiền Lê nước Việt .

(1) Vì không có tài liệu tham khảo, tài liệu nầy được viết dựa vào trí nhớ của một số sỉ quan cao cấp BCTT .Nếu có điều chi cần bổ túc xin gởi về :

Hội Ái Hửu Binh Chủng Truyền Tin
11212 Faye Ave .
Garden Grove, CA 92840

No comments:

Post a Comment