Friday, March 28, 2008

Su Doan 9 BB



ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Theo như tài liệu của Ban Quân sử và Thông Tin Báo Chí Sư Đoàn thì Sư Đoàn 9 Bộ Binh được thành lập vào ngày 9 tha'ng 1 năm 1962 tại Qui Nhơn, Trung phần Việt Nam. Sau thời gian tổ chức, phối trí và huấn luyện tại Dục Mỹ, Ninh Hoà, Nha Trang, Bộ Tư lệnh đầu tiên di chuyển về đồn trú tại căn cứ Bà Gi, thuộc quận Phù Cát tỉnh Bình Định. Trung đoàn 13 đồn trú tại Quy Nhơn, Trung đoàn 14 tại Phù Cát và Trung đoàn 15 tại An Khê . Trách nhiệm chính của Sư Đoàn bấy giờ là bảo vệ An ninh lãnh thổ vùng Bắc Bình Định từ đèo Mang Giang, Phù Cũ đến Tam Quan, Bồng Sơn. Vị Tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn là Trung Ta' Bùi Dzinh ( sau la` Dai Ta). Các vị Tư lệnh tiền nhiệm khác là Đại Tá Đoàn Văn Quảng ( sau la` Thieu Tuong ), Thiếu Tướng Vĩnh Lộc ( tức Trung Tướng Vĩnh Lộc ), Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi ( tức Trung Tướng LQT ). Thiếu Tướng Trần Bá Di, và vị Tư lệnh cuối cùng là Chuẩn Tươ'ng Huỳnh văn Lạc.

Không lâu sau đó, do tình hình chiến trường đòi hỏi, Sư đoàn 9 BB được di chuyển về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tư lệnh đồn trú tại Sa Dec. Trong biến cố 1.11.1963, Sư Đoàn 9 BB là đơn vị duy nhất đưa quân về tiếp cứu thủ đô Sài Gòn nhưng nhiệm vụ đã không hoàn thành . Năm 1972, hậu cứ Sư Đoàn một lần nữa được dời về Vĩnh Long, tiếp nhận phi trường Vĩnh Long tức là trại Nguyễn Viết Thanh, được bàn giao lại từ quân đội Hoa Kỳ.


Lực lượng cơ hữu của Sư Đoàn 9 BB gồm có:

- Các Trung đoàn 14, 15, và 16 bộ binh là những đơn vị bộ binh nòng cốt với các tiểu đoàn bộ binh và đại đội trinh sát, trực tiếp chiến đấu, tham dự vào các cuộc hành quân ngoài chiến trường. Trung đoàn 14 có hậu cứ tại Vĩnh Bình . Trung đoàn 15 sau khi di chuyển từ miền Trung vào Mỹ Tho đến Long Xuyên, rồi cuối cùng đồn trú tại Đám Lác, Sadec, và Trung đoàn 16 tức tiền thân của Trung đoàn 13, đồn trú tại Long Hồ, Vĩnh Long.

- Các đơn vị pháo binh của Sư đoàn gồm có Tiểu đoàn Pháo Binh 90, 91, 92 và 93. Các Tiểu đoàn 90, 92 và 93 Pháo binh có hậu cứ tại Vĩnh Long . Tiểu đoàn 91 đồn trú tại Sadec, sau đó cùng dời về Trại Nguyễn Viết Thanh theo BTL Sư Đoàn . Các đơn vị Pháo Binh của Sư đoàn được trang bị đại bác 105 ly, riêng Tiểu đoàn 90 Pháo binh dược trang bị các khẩu đội 155 ly .

- Thiết đoàn 2 Kỵ Binh có hậu cứ tại Vĩnh Long gồm các thiết vận xa M113, đặc biệt dùng cho chiến trường đầm lầy và sông rạch vùng châu thổ sông Cửu Long, đã nhiều lần gây khiếp sợ cho địch quân, đặc biệt là trong các cuộc hành quân ven biên và giúp quốc gia bạn trên lãnh thổ Chua` Tha'p.

- Ngoài ra Sư đoàn còn có các đơn vị chuyên môn yểm trợ khác là Tiểu đoàn 9 Quân Y có các bệnh xá và bệnh viện với đầy đủ thuốc men và dụng cụ để điều trị khẩn cấp Thương binh từ chiến trường, được điều hành bởi các Quân Y- Nha, Dược sĩ lành nghề, đào tạo từ Trường Đại Học Y-Khoa Sài Gòn và ngoại quốc .

Tiểu đoàn 9 Truyền tin được mênh danh là thần kinh hệ của chiến trường, được trang bị máy móc tối tân gồm cả các hệ thống Rada để điều khiển chiến đấu ngoài trận tuyến và liên lạc giữa Sư đoàn và các đơn vị tại hậu phương .

Tiểu đoàn 9 Công Binh có nhiệm vụ lập đồn luỹ, thiết lập an ninh trên các trục lộ hành quân, đặc biệt với công tác dân sự vụ như tu sửa những hệ thống giao thông mới .

Tiểu đoàn 9 Tiếp vận có nhiệm vụ cung cấp quân trang, quân dụng vũ khí, đạn dược, và đặc biệt là nhiên liệu cho các dơn vị cơ hữu.

- Các Đại Đội Vận Tải cung cấp nhu cầu phương tiện di chuyển đổ quân bằng đường bộ đến khắp các chiến trường trực thuộc Sư đoàn . Đại Đội Trinh Sát 9 là đại đội thám kích và thám báo, gồm những chiến sĩ quả cảm và kiên cường,trực tiếp điều động bởi Tư lệnh Sư đoàn, có nhiệm vụ hành quân đặc biệt về an ninh và chiến sự tùy theo nhu cầu chiến trường đòi hỏi . Đại Đội 9 Tổng Hành Dinh và Đại Đội công vụ lo về an toàn hậu cứ và hậu sự của những chiến hữu đền nợ nước . Sau cùng cũng phải kể đến Đại Đội 9 Quân Cảnh được thành lập từ sau năm 1972, có nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự kỷ luật tại hậu cứ cũng như tiền phương .


NHUNG CHIEN TíCH ĐÁNG GHI NHỚ


Thời gian những năm 1964 đến 1970, Sư Đoàn 9 BB chịu trách nhiệm khu 41 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang và Sa Dec. Sau năm 1970, Sư Đoàn 9BB không còn chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ nữa mà trở Thành lực lượng cơ động nòng cốt của Quân Đoàn IV/QLVNCH, sẵn sàng yểm trợ bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Quân Khu 4. Các chiến thắng mang lại tiếng tăm cho SD9BB là cuộc hành quân mang tên LONG PHI, đặc biệt tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt nằm sát biên giới Việt Miên vào cuối năm 1969 và đầu năm 1970, và các cuộc hành quân LONG PHI khác, càn quét hậu cần Cộng Quân tại Ba Thu, đa'nh tận các sào huyệt, triệt đường chuyển quân và tiếp vận của chúng cho công trường 9 CSBV mưu toan xâm nhập đồng bằng Cửu Long. Cũng trong năm 1970, SD9BB là một trong những đại đơn vị đem quân đánh tận ổ Cộng quân ngay trên lãnh thổ Căm-Bốt, khiến suốt một giải hai bên bờ biên giới từ Hà Tiên, Kiên Giang đến sát lãnh thổ Quân đoàn III/Quân Khu 3 VNCH, an ninh lãnh thổ hoàn toàn bảo đảm. Từ đo' Sư Doàn 9BB được mênh danh là Sư Doàn Mũi Tên Thép vì phù hiệu của Sư đoàn gồm số 9 với hai phần xanh đỏ, cùng với mũi tên hướng về phía bắc tượng trưng cho công cuộc Bắc tiến, đánh tan tập đoan Cộng đỏ, mong khôi phục đất nước về một mối. Vơ’i những thành ti’ch và công trạng trong sư’ mạng chiê’n đâ’u bảo vệ Quê hương và đồng bào , SD9BB được tuyên dương công trạng trươ’c Quân Độị .Quân kỳ Sư Đoàn 9 và ca’c chiê’n sĩ được mang dây biểu chương màu Tam hợp Bảo Quô’c . Nam 1971 Trung doàn 16 bộ Binh đã ổn định vùng Thâ’t Sơn huyền bi’ Châu Đô’c và cũng năm đo’ Trung đoàn 15 BB đã ta’i lập an ninh vùng Ba Hòn gồm Hòn Dâ’t Hòn Me, Hòn So’c , đuổi CQ ra khỏi cư’ địa hiểm trơ Mo So thuộc vùng Kiên Lương. Kiên Giang Mùa Hè năm 1972, Trung đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9BB được vinh dự tăng phái cho lực luợng giải tỏa An Lộc và là một trong những đơn vị bắt tay với đơn vị tử thủ của Tướng Lê Văn Hưng. Người hùng chỉ huy chiê'n đoàn 15 này là Đại Tá' Hồ Ngọc Cẩn, người đã anh dũng chống lại quân Cộng sản tại Chương Thiện đến viên đạn cuối cùng sáng ngày 1 tháng 5.75. Sau đó, chúng đã hèn nhát đem xử tử ông tại sân vận động Cần Thơ, nhưng ông vẫn anh dũng hiên ngang tự hào không tỏ chút sợ sệt khiến bọn CS hèn hạ cũng phải e dè kiêng nể, công nhận là một trang anh hùng bất khuất và can trường.


NHUNG NGAY CUOI CUOC CHIẾN


Chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long vào những ngày gần cuối cuộc chiến phải nói là thật yên tĩnh nếu không nói là CQ đã bị đại bại khắp nơi trên lãnh thổ Quân khu 4, và cũng có thể nói là chúng không còn lực lượng nữa vì phải bổ sung tăng phải cho các mặt trận khác đang hồi quyết liệt. Mà thật vậy, vùng cửa sông Chín Rồng thì các chiến sĩ Sư đoàn 7BB đang làm chủ tình hình. Vùng miệt Cà Mau, U Minh Chương Thiện thì các chiến sĩ Sư Đoàn 21 Sét Miền Tây cũng không cho bọn Cộng ăn yên ngủ ngon bằng những cuộc hành quân liên tiếp. Riêng mặt trận vùng Tây Bắc Quân khu 4, sát biên giới Việt Miên như Kiến Phong, Kiến Tường thì các chiến sĩ Sư Đoàn 9 BB đang trên đà chiến thă'ng.

Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, Trung đoàn 14 BB do Đại Tá Lê Trung Thành làm trung đoàn trưởng đã thu đoạt mt chiến thắng lẫy lừng tại vùng Đồng Tháp Mười, đánh tan tác một trung đoàn địch, tịch thu một số lượng lớn vũ khí cá nhân và cộng đồng đủ loại, đồng thời cũng phá hủy và tịch thu một số lượng lớn lương thực lúa gạo của chúng. Sau chiến thắng này, Tổng Thống VNCH cùng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đã dùng trực thăng xuống tận trận địa thuộc quận lỵ Mỹ An nằm sâu trong vùng Tháp Mười để thị sát chiến trường, xem xét chiến lợi phẩm và ủy lạo tinh thần anh em chiến sĩ.

Trước tháng 4 năm 75 không xa, một đơn vị Khác của SD9BB cũng đã đột nhập một mật khu khác của Cong quân tại vùng Mộc Hoa', Kiến Tường và đã khám phá và tịch thu một hầm chôn dấu vũ khí khổng lồ của chúng với hàng ngàn súng đạn đủ loại còn mới tinh nằm trong bọc giấy dầu chưa khui. Những vũ khí đạn dược này đều mang nhãn hiệu Tàu cộng và Nga cộng và khối Cộng sản Đông Âu.

Trước tình hình biến chuyển quá bất ngờ tại Quân Khu 1 và Quân Khu 2 cùng một số nơi tại QK3, các chiến sĩ SD9BB vẫn can trường giữ vững tay súng, bảo đảm an ninh tuyệt đối cho đồng bào miền Tây. Quốc lộ 4, con đường huyết mạch vẫn nhộn nhịp xe cộ như thuở tha'i bình. Khu vực hoạt đông của SD9BB lúc này trải rộng từ Kiên Giang (Rạch Giá), Châu Đốc, Kiến Phong (Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười), Kiến Tường (Mộc Hoá) đến Định Tường (Mỹ Tho). Ngoài hậu cứ chính tại phi trường Vĩnh Long (Trại Nguyễn Viết Thanh), Sư Đoàn còn một Bộ Chỉ Huy Nhẹ tại Mộc Hoá và một Bộ Tư lệnh hành quân tại Mỹ Tho.


Sáng ngày 30 tháng 4, mặc dù lệnh đầu hàng của tướng Dương văn Minh được loan ra trên đài phát thanh Sài Gòn, Quân Khu 4 vẫn yên lặng vì Quân Đoàn chưa tỏ thái độ . Trên không phận Vĩnh Long, đây đó vài chiếc trực thăng và máy bay loại nhẹ VNCH không biết từ đâu tới đảo lượn vài vòng rồi lại nhắm hướng khác bay đi như vào nơi vô định. Trong khi đó, các chiến sĩ SD9BB, một mặt thiêu hủy những tài liệu mật quan trọng, mặt khác vẫn giữ chặt tay súng trên hầu hết các mặt trận xung yếu, đặc biệt là chận đứng mưu toan của cộng quân nhằm cắt quốc lộ 4 tại Tân An . Trước đó, vào đêm ngày 29 tháng 4, cộng quân pháo kích vào phi trường Vĩnh Long, hậu cứ của SD9BB, nhưng đã bị các khẩu đi pháo 105 và 155 ly của SD9 khóa họng tức thì. Chiều tối và suốt đêm 30.4, tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương ở Mỹ Tho, Chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc cùng toàn bộ Ban Tham Mưu vẫn túc trực tại Trung Tâm Hành quân để theo dõi tình hình và chỉ huy con cái sẵn sàng phản công địch khi cần, dù đã có bóng vài tên CQ lảng vảng trong thành phố và mặc dù chúng đã bắt liên lạc được với tần số truyền tin của ta và khoác lác thuyết phục chúng ta đầu hàng. Đến rạng sáng ngày 1 tháng 5 thì liên lạc với Quân Đoàn bị gián đoạn hẳn (lúc này là lúc các tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng đã anh dũng đền nợ nước bằng cách tự xử mình đ' tròn tiết tháo của vị tướng da ngựa bọc thây). Tiếp đó thì liên lạc vô tuyến và điện thoại giữa Bộ Chỉ Huy Nhẹ Tiền Phương và Hậu cứ cùng các đơn vị hành quân và cơ hữu trực thuộc cũng gián đoạn. Đây là giây phút đau lòng nhất cho các chiến sĩ Quân Đoàn IV/QK4 nói chung và SD9BB nói riêng vì bỗng dưng không đánh mà tan. Có thể nói, suốt mười ba năm kể từ ngày thành lập vào năm 1962 đến ngày này, vinh nhục đều có, nhưng chưa lần nào một đơn vị như SD9 BB lại lâm vào tình thế khó khăn như lần này. Tại Bộ Tư lệnh Tiền Phương, Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc đã an ủi chia tay các chiến hữu và ông đã ở lại đơn vị đến giây phút cuối cùng. Tại hậu cứ Vĩnh Long, mãi đến 8 giờ sáng ngày 1.5 mới có một toán du kích chừng 6,7 tên ăn mặc luộm thuộm, với vài ba cây súng đi chuyển bằng xe lambretta 3 bánh ngơ ngác vào giữ cổng trại Nguyễn Viết Thanh.


Kể từ Tháng 4 ngày ấy đến nay thấm thoát đã gần ba chục năm . Trải qua bao biển dâu của vận nước tang thương . Hôm nay nơi xứ người, dat tạm dung, những người lính đã một thời năm xưa cầm súng bảo vệ quê hương lại có dịp tề tựu bên nhau để ôn lại những chiến công quá khứ và làm bài học cho lớp trẻ hậu thế . Chúng ta không khỏi bùi ngùi nhìn lại những mái tóc đã điểm sương, hay bạc xoá hiện diện nơi đây nhưng cũng không quên những đồng đội đã ra đi vĩnh viễn trên chiến trường, trong các trại lao tù CS, trên đường tìm tự do hay nơi nào đó trên đất nước VN và nhũng chiến sĩ vô danh khác đang còn đầy đoạ nơi nào đó trên quê hương chưa sạch bóng thù .


Nguyễn Phùng

No comments:

Post a Comment